Thursday, 26 May 2011

Nihongo


Đóng góp được từ này lên tratu.vn

齟齬 Xung đột

事実と齟齬する
Không đúng với thực tế

矛盾、齟齬があった場合
Trường hợp có mâu thuẫn, xung đột

Saturday, 21 May 2011

Open Day #2


Dự định OpenDay thế này, sẽ được tổ chức giống open day lần 1, ở cả Hà Nội, Huế và Sài Gòn.

Hà Nội:
Thời gian: 4/6/2011 hoặc 28/5/2011 (nếu tổ chức kịp thì tốt quá)
Địa điểm: Lolly book Số 18, ngõ 131, Thái Hà, Hà Nội

Huế: <đang chờ chốt>, có lẽ khoảng 29 tháng 5 (chủ nhật)

Sài Gòn: <đang chờ chốt>, có lẽ khoảng 30 tháng 5 (thứ 2)

http://forum.it2pro.net/archive/index.php/t-1526.html

Tuesday, 17 May 2011

Tieng Nhat


出向: Làm cho công ty khác
確定年月日時刻 Giờ, ngày tháng quyết định
所定労働時間 Thời gian làm việc đã chỉ định
マスタ = bảng (của cơ sở dữ liệu)

Dich thuat


Trăng hôm nay cao quá = 月が綺麗ですね
Trăng hôm nay cao tít = 月が綺麗ですね

Chơi chữ một tí

Saturday, 14 May 2011

Nguoi Nhat nhan xet ve nguoi Viet


Cuối tuần rảnh hơi, em xin chia sẻ các bác tâm sự của một người Nhật đã phải rời
Việt Nam sau rất nhiều nỗ lực giúp đất nước này.

Những người hơn 50, 60 tuổi, tuổi trẻ tham gia phong trào phản đối chiến tranh
Việt Nam và đã/đang bị trù dập. Họ có những cảm giác đặc biệt với người Việt
và họ đã đến Việt Nam.

Tâm sự ngày bằng tiếng Nhật, em xin tóm tắt lại vài ý.

Người Việt ham học nhưng chỉ học tới mức xoá mù.
Thích học nhưng không học.
Làm việc dễ được nhưng không học được cái khó.
Khi làm việc thì không báo cáo, liên lạc. Hơn nữa, lại độc đoán theo
hướng có lợi cho mình.

Và,
người Việt Nam dễ thương như con chó, con mèo nhưng cũng khó huấn
luyện như chó hay mèo.

Đọc đến đây chắc các bác cũng hiểu, đây là nhận định về những người
công nhân lương 100$
ở các khu công nghiệp.

Điểm nhấn ở đây là: "Huấn luyện" 10 lần không được thì 100 lần.
Nói 1000 lần không được thành phải... thị thôi các bác ạ.

http://farm4.static.flickr.com/3300/5718925524_bc1493bebb_o_d.jpg

Tuesday, 10 May 2011

施設と設備の違い

施設と設備の違い:大まかに施設は建物、設備は建物に備え付けられている機材や機器等

Monday, 9 May 2011

Review tieng Viet

Review tiếng Việt của nhân viên,



Request review -> Review request (ngữ pháp tiếng Anh)

Kính gửi anh XYZ-> "Kính gửi anh XYZ, " (thêm dấu phảy)

src -> source code

Anh check lại hộ em -> "Anh check lại hộ em." (chấm hết câu)

review lần 1, đã commit -> "review lần 1 và đã commit"

Brgs -> "Regards, Ký tên" cho nó lành.

Thursday, 5 May 2011

Suy nghi ve hoc bong Monbusho


Khối kosen, và cả khối đại học, cũng nhưng ai đi theo dạng đại học
sang Úc, đều chịu thiệt 1 năm rưỡi học đại học ở Việt Nam.

Khi sang Nhật, cả kosen và đại học đều chịu thêm thiệt thòi nữa: Học
tiếng Nhật thêm 1 năm.

Đây là thiệt thòi không tránh khỏi. Khi vào học kosen, anh em ta hơn
bạn bè cùng lớp 2, 3 tuổi . Họ trẻ hơn nhiều và do đó, nếu mình không
"trẻ" đi, sẽ rất khó hoà hợp. Đây là lý do tạ sao dân kosen hơn đại
học ( nói chung ) về mặt xã hội .

Kosen học 3 năm, sau đó chuyển tiếp lên đại học. Học tiếp năm 3, 4.
Tổng cộng là 5 năm để tốt nghiệp đại học . Nếu so sánh với khối đại
học, ta thiệt 1 năm. Có thể coi đây là thiệt thòi hoặc cơ hội . Cơ hội
hiểu theo nghĩa được sống, học cùng người Nhật. Điều này cũng có ý
nghĩa lắm chứ. Không trải nghiệm qua không biết được.

Nhật cho Việt Nam vay ODA[1] với những điều khoản chặt trẽ và khắt
khe. Giá của một lưu học sinh mà Nhật đưa từ VN sang có thể tính:

13 * 12 * 4 ( học bổng trong 4 năm, 576 )

+

50 *4 ( học phí 4 năm, 200)

+

20 ( tiền vé 2 chiều )

= 796 vạn yên ( tương đương USD 75000 ).

Con số này không nhỏ. Và không phải hoàn trả. Không có bất kì sự ràng
buộc nào sao khi tốt nghiệp.

Ngược lại, người Nhật cần lao động nước ngoài [3] để bù vào lực lượng
lao động thiếu do sự giảm và già của dân số . Trong khoảng 10 năm gần
lại đây, cho dù họ nới lỏng, huy động lực lượng lao động vị thành
niên, tái tuyển dụng người nghỉ hưu, khuyến khích phụ nữ làm việc ...
nhưng tình hình cũng không thay đổi gì nhiều. Lao động vẫn thiếu.

Kosen hay đại học nghĩ lại cũng chỉ là một trong những cách mà người
Nhật có gắng để bù vào lực lượng lao động thiếu của họ. Anh em thử
nghĩ lại, trong khối kosen, có bao nhiêu % ( < 10% ) lưu học sinh về
trước sau khi tốt nghiệp .

Người Nhật cũng dễ dãi hơn khi chúng ta ( những người đã học, sống,
đóng thuế ở đây ) khi xin quyền vĩnh trú ( tương đương thẻ xanh ở Mĩ
).

Sunday, 1 May 2011

Xay dung cong dong (mailing list)


Mình nghĩ thế này:

SGLUG chưa đủ mạnh (ít người), do đó cần khuyến khích chủ đề đối thọai, trao đổi

Note: Đối thoại: 2 người, trao đổi: nhiều người.

Trong một list có rất nhiều expert nhưng không ai phát ngôn thì list đó cũng chết.

Với anh, thỉnh thoảng vẫn phải gửi bài "giật tít" để mọi người có cái đọc,
có cái suy nghĩ và có cái mà trả lời.

Tác dụng của "giật tít" đôi khi là gián tiếp. Người ta không trả lời trực tiếp email
"giật tít" và sẽ post chủ đề khác, hot không kém.